Bạn đã đoán được những game "F" nào xuất hiện trong bài tổng hợp game SNES hay phần 10 này? Chắc chắn sẽ không thiếu những trò chơi đình đám như Final Fantasy, Fire Emblem và Final Fight. Hãy cùng tìm lại ký ức tuổi thơ với những tựa game SNES hay trong bài viết này nhé.
More...
1. F-Zero

F-Zero được thiết kế và phát hành bởi chính Nintendo cho SNES console. Đây là video game đầu tiên nằm trong loạt game F-Zero. Game được giới thiệu cùng với Super Mario World trên SNES tại Nhật.
F-Zero mô tả cuộc đua tốc độ trong tương lai vào năm 2560. Với sự đầu tư mạnh mẽ của các tỷ phú, ngành giải trí công thức F1 đã chuyển mình với tên gọi mới "F-Zero". Người chơi có thể chọn lựa 1 trong 4 nhân vật và mỗi người trong số họ sở hữu "chiến mã" đặc trưng.
2. F1 Pole Position



F1 Pole Position tiếp tục đề tài thể thao đua xe trên "máy chơi game đĩa mềm". Phiên bản SNES được phát triển bởi Human Entertainment năm 1992. Đây cũng chính là tựa game đầu tiên nằm trong loạt game Grand Prix/F1 Pole Position. Trò chơi lấy ý tưởng từ giải đua công thức F1 danh tiếng.
3. F1 Pole Position 2



F1 Pole Position 2 là phiên bản tiếp theo của Grand Prix/F1 Pole Position. Game có nhiều cải tiến so với người đi trước. Ngoài việc tăng cường đồ hoạ các chặng đua, game còn cập nhật thêm các tay đua và đội đua. Có thể nói, F1 Pole Position 2 phản ánh mùa giải công thức F1 năm 1993.
Link tải F1 Pole Position 2
Google | MediaFire
4. Famicom Tantei Club Part II



Câu chuyện trong Famicom Tantei Club Part II bắt đầu vào một đêm thu thanh vắng. Một cậu bé 15 tuổi vô tình gặp rắc rối với 2 cảnh sát viên. Tuy nhiện một nhân vật quyền lực bí ẩn đã xuất hiện đã giải nguy và đưa cậu tới một tiệm cà phê nhỏ. Và...
Famicom Tantei Club Part II: Ushiro ni Tatsu Shoujo là phiên bản thứ 2 nằm trong loạt video game Famicom Tantei Club. Phiên bản gồm 2 băng được phát hành trên Famicom Disk System. Sau này game được remake lại trên SNES console với những thay đổi về đồ họa và âm thanh. Famicom Tantei Club Part II trong bài tổng hợp game SNES phần 10 này là sản phẩm dành cho các gamer yêu thích thể loại phiêu lưu và đam mê trinh thám.
5. Fatal Fury 2



Fatal Fury 2, một video game nổi tiếng của SNK trên game thùng Neo Geo. Sau đó, game đã được chuyển thể sang các hệ máy chơi game khác trong đó có SNES. Fatal Fury 2 là phiên bản tiếp nối của Fatal Fury: King of Fighters.
Sau cái chết của Geese Howard trong Fatal Fury, một nhân vật bí ẩn đã tổ chức giải đấu võ thuật mới mang tên "Quyền Vương". Giải đấu lần này quy tụ các đấu sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới. Người chơi sẽ vén bức màn bí mật về kẻ đánh bại Geese trong chế độ chơi đơn.
6. Fatal Fury Special



Fatal Fury Special được phát triển và phát hành năm 1993 bởi SNK. Trò chơi là phiên bản nâng cấp của Fatal Fury 2 với một vài thay đổi về gameplay và có thêm một số nhân vật.
7. Feda - The Emblem of Justice



Feda: The Emblem of Justice, video game chiến thuật RPG được phát triển bởi Max Entertainment. Game được Yanoman Games phát hành trên Super Famicom vào năm 1994. Nội dung xoay quanh 2 chiến binh bị ép buộc phải chiến đấu chống lại Đế quốc thối nát mà họ đã từng phục vụ. Có thể thấy nhiều điểm tương đồng của Feda trong bài tổng hợp game SNES hay phần 10 này với tựa game Fire Emblem của Intelligent Systems.
8. Fighter's History



Game SNES hay phần 10 có vẻ là đất diễn của các game đối kháng và lần này là Fighter's History. Game được chính Data East thiết kế và phát triển. Đây cũng game mở đầu cho loạt game Fighter's History tiếp theo. Điểm nhấn chính trong game chính là hệ thống điểm yếu của nhân vật. Bằng cách liên tiếp ra đòn vào các yếu điểm, người chơi sẽ khiến đối thủ bị choáng.
9. Final Fantasy - Mystic Quest



Final Fantasy Mystic Quest, tựa game "phụ bản" của loạt game nổi tiếng Final Fantasy của Square. Được giới thiệu là một trò chơi RPG đơn giản nhằm quảng bá cho sự xuất hiện của "Ảo mộng vĩnh hằng. Game trình làng hệ thống chiến đấu gần như tương đồng với loạt game chính nhưng mang thêm yếu tố phiêu lưu hành động.
Nội dung game xoay quanh hành trình giải cứu thế giới của nhân vật Benjamin. Giống những game RPG khác, người chơi sẽ ngẫu nhiên đụng độ quái, lưu, trang bị và lập party. Game được đánh giá cao mảng âm nhạc và được nhớ đến là "anh cả" của dòng game Final Fantasy.
10. Final Fantasy IV



Final Fantasy IV, còn được biết với gọi Final Fantasy II ở Bắc Mỹ, là video game RPG nổi tiếng của Square trên SNES console. Được phát hành năm 1991, Final Fantasy IV là phiên bản thứ 4 nằm trong vũ trụ Final Fantasy. Game xoay quanh nhân vật Cecil, một dark knight trong nỗ lực ngăn chặn phù thuỷ Golbez sử dụng sức mạnh các crystal nhằm huỷ diệt thế giới.
Những đổi mới trong phiên bản thứ 4 của "Ảo mộng vĩnh hằng" sau này đã trở thành khuôn mẫu của loạt game FF. Hệ thống "chiến đấu thời gian thực" (Active Time Battle) được sử dụng cho 5 "người em" đi sau. Class/Job trong FF IV cũng được định sẵn cho các nhân vật và không thể thay đổi.
11. Final Fantasy V



Final Fantasy V được giới thiệu đầu tiên tại Nhật năm 1992. Sau này FF4 được chuyển thể sang một số console khác như PlayStation và Game Boy Advance. Phiên bản dành cho smartphone với độ phân giải cao được phát hành cho iPhone và iPad vào 28/03/2013, Android vào 25/09/2013.
Nội dung game kể về tổ hợp 4 người được định mệnh sắp đặt kề vai sát cánh ngăn chặn âm mưu sử dụng năng lượng Void để huỷ diệt thế giới của Exdeath. Với doanh số được bán ra hơn 2 triệu bản trên SNES console, FF4 xứng đánh là một trong những trò đáng chơi trong bài tổng hợp game SNES hay phần 10.
12. Final Fantasy VI



Final Fantasy VI là phiên bản thứ 6 trong loạt game FF của Squaresoft. Được phát hành tháng 4 năm 1994 trên Super Nintendo Entertainment System tại Nhật và tháng 10 năm 1994 tại Bắc Mỹ với cái tên Final Fantasy III. Sau đó, game được "tái bản" trên nhiều console như PlayStation, GBA, iOS, Android... với những thay đổi về đồ họa và một vài nội dung. FF VI là phiên bản cuối cùng trong serie có đồ họa 2D và cũng là game đầu tiên chấm dứt nội dung liên quan đến các Crystal.
FF IV xoáy vào cuộc xung đột giữa Đế quốc Gestahlian với phiến quân Returners. Để đạt được tham vọng chinh phục thế giới, Đế quốc tiến hành thử nghiệm trên các Esper, những sinh vật ma thuật trong truyền thuyết để đạt được sức mạnh tối thượng. Trong khi đó, Returners nỗ lực tìm kiếm các sức mạnh ma thuật để tạo thế cân bằng với Đế quốc. Liệu cuộc chiến giữa phép thuật và Esper sẽ dẫn đến kết cục như nào? Hãy cùng nhóm 4 nhân vật trong FF IV khám phá nhé.
13. Final Fight



Final Fight là một video game beat 'em up khá nổi tiếng của Capcom. Game xuất hiện lần đầu tiên trên Arcade (game thùng) năm 1989. Final Fight là sự chuyển đổi giữa thể loại đối kháng sang beat 'em up dựa theo trò chơi Street Fighter phát hành năm 1987. Sau này Final Fight được chuyển đổi sang các console khác trong đó có Super NES.
Bối cảnh game diễn ra ở Metro City xoay quanh 3 nhân vật chính, Mike Haggar, Cody và Guy. Tất cả đều cùng chung một nhiệm vụ diệt trừ băng nhóm Mad Gear và giải thoát Jessica, con gái Haggar. Bạn có thấy những nét tương đồng của Final Fight trong bài tổng hợp game SNES hay phần 10 với Mighty Final Fight trên máy chơi game 4 nút NES?
14. Final Fight 2



Final Fight 2 là phiên bản tiếp nối người đi trước được Capcom phát hành năm 1993. Không như phiên bản đầu tiên, Final Fight 2 hỗ trợ chế độ 2 người chơi đồng thời. Ngoài Hagger, Carlos Miyamoto và Maki Genryusai là 2 nhân vật mới xuất hiện trong Final Fight 2. Phần này bộ 3 tiếp tục chiến đấu chống lại băng nhóm Mad Gear nhằm giải cứu em gái và cha của Maki, đồng thời là người yêu và sư phụ của Guy trong bản gốc Final Fight.
15. Final Fight 3



Final Fight 3, tiếp tục được Capcom trình làng cho "máy chơi game đĩa vuông" năm 1995. Phần này chào đón sự trở lại của Guy sát cánh với Haggar cùng 2 nhân vật khác, Lucia và Dean. Đối thủ lần này của các anh hùng là nhóm Thập tự lâu (Skull Cross). Final Fight 3 cũng giới thiệu những chiêu thức mới và những cái kết khác nhau. Ngoài ra người chơi có thể cùng CPU đồng hành quét sạch lũ tội phạm ra khỏi Metro City.
16. Final Fight Guy



Final Fight Guy được phát hành tại Nhật năm 1992. Phiên bản này thay thế nhân vật Cody trong bản gốc Final Fight bằng Guy (với đoạn mở và kết màn giải thích sự vắng mặt của Cody). Final Fight Guy không cho phép chế độ chơi 2 người.
17. Fire Emblem - Monshou no Nazo



Fire Emblem - Monshou no Nazo hay Mystery of the Emblem là game chiến thuật RPG huyền thoại trên Super Famicom được rất nhiều game thủ yêu thích. Game được thiết kế bởi Intelligent Systems, và được Nintendo phát hành năm 1994. Đây là phiên bản thứ 3 trong vũ trụ Emblem và là tựa game đầu tiên được phát triển cho SNES console.
Nội dung game được chia làm 2 phần. Phần đầu, War of Darness là phiên bản "remake" của Fire Emblem: Shadow Dragon and the Blade of Light. Trong khi đó phần 2, War of Heroes tiếp nối câu chuyện sau cuộc chiến cuối cùng giữa Medeus và Marth. Có thể nói Mộc Đế 3 trong bài tổng hợp game SNES hay phần 10 là một trong những game chiến thuật RPG hay nhất trên SNES console.
18. Fire Emblem - Seisen no Keifu



Fire Emblem Seisen no Keifu (Genealogy of the Holy War) là phiên bản thứ 4 trong loạt game chiến thuật Fire Emblem được Nintendo phát hành vào 14/05/1996. Mộc Đế 4 cũng là phiên bản thứ hai được phát hành cho hệ máy SNES.
Những diễn biến trong FE4 xảy ra trên lục địa Jugdral, nơi tồn tại 8 đất nước được lập bởi Thập nhị Thánh sĩ (Twelve Crusaders), những người đã kết thúc sự thống trị của Long tộc cổ đại Loptyr. Cho tới thời điểm diễn ra trong game, một giáo phái bí ẩn tìm cách hồi sinh Loptyr nhằm làm dấy lên cuộc chiến giữa các vương quốc. Câu chuyện trong FE4 trải dài qua 2 thế hệ bắt đầu từ Sigurd, hoàng tử của Grannvale và tiếp tục cho tới người con trai Seliph trong nỗ lực báo thù cái chết của cha.
19. Fire Emblem - Thracia 776



Fire Emblem: Thracia 776, phiên bản thứ 5 trong vũ trụ Fire Emblem đồng thời là phiên bản thứ 3 và cuối cùng được phát triển trên Super Famicom. Thracia 776 diễn ra trên lục địa Jugdral, nơi nhân vật chính Leif tập hợp đội quân nhằm xoá bỏ sự thống trị của đế quốc Grannvale và khôi phục vương quốc Thracia. Gameplay trong Thracia vẫn giống như những người đi trước nhưng được thêm vào một số yếu tố. Đáng chú ý là việc các nhân vật tiêu hao "calo" với mỗi hành động trong game.
20. Firestriker



Firestrike có lối chơi gần như game hành động dạng pinball kết hợp những yếu tố của RPG game. Trialight thực chất là hoả cầu đóng vai trò như một quả bóng trong trò chơi pinball. Người chơi được phép di chuyển tự do khắp màn hình để ngăn Trialight vượt qua ranh giới bảo vệ phía dưới màn hình. Người chơi cũng đồng thời điều khiển pháp sư trong chế độ chơi một người để đánh bại Boss và có thêm các Firestike khác làm chiến hữu cho các trận chiến sau này.
Nguồn tham khảo
Wikipedia.org
Leave a Reply